Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Thư gửi người chồng chưa biết mặt


Thư gửi người chồng chưa biết mặt


Em vẫn luôn chờ đợi, chờ đợi tới khi nào anh xuất hiện, mình yêu và kết hôn.
Chồng yêu của em!

Cho em được gọi anh như thế nhé ! Mặc dù tại thời điểm này, em chẳng biết anh là ai, anh như thế nào, và anh đang ở đâu. Nhưng rồi sẽ có 1 ngày nào đó, hy vọng gần đây thôi, em sẽ được gọi anh là chồng. Em viết cho anh, viết để anh biết những suy nghĩ của em (vợ tương lai của anh), tại thời điểm chúng mình vẫn chưa là vợ chồng, tại thời điểm mà có thể mình vẫn còn chưa quen biết nhau.

Anh là ai nhỉ, chồng ơi? Có thể anh là ai đó trong số những đứa bạn học của em, hay là ai đó hơn tuổi trong số những người em biết. Hay có thể là 1 người nào đó hoàn toàn xa lạ mà đến giờ chúng mình vẫn chưa tìm thấy nhau, nhưng vì duyên số mà chúng mình sẽ gặp nhau, và anh sẽ là chồng của em cũng như em là vợ anh vậy! Cuộc sống của chúng mình sẽ ra sao nhỉ? Em chẳng chắc chắn được sẽ luôn hạnh phúc viên mãn, nhưng em chắc 1 điều rằng chúng mình sẽ luôn cùng cố gắng để cuộc sống của chúng mình hạnh phúc nhiều nhất có thể, chồng nhỉ?

Em chẳng chắc chắn được sẽ luôn hạnh phúc viên mãn, nhưng em chắc 1 điều rằng chúng mình sẽ luôn cùng cố gắng để cuộc sống của chúng mình hạnh phúc nhiều nhất có thể, chồng nhỉ? (ảnh minh họa)
Chồng ơi, anh có biết em buồn lắm không? Vào chính lúc này này, hôm nay là tròn 1 tháng em chia tay với người mà em đã thích rất nhiều sau 1 thời gian dài gần như em vô cảm. Mà lạ thật, em cứ hay chia tay ai đó vào những ngày rất đặc biệt: sinh nhật em, ngày 8 tháng 3, 25 tháng 12 giáng sinh , toàn những ngày đặc biệt!......

Anh biết không? Em và anh ấy biết nhau 1 cách tình cờ, quen và yêu nhau cũng nhanh chóng, như là duyên phận vậy. Khi quen anh ấy, em không hề đắn đo suy nghĩ nhiều về hoàn cảnh và tuổi tác của anh ấy và em. Anh ấy chẳng phải người Việt Nam, cũng đã từng có 1 đời vợ, lại hơn em tận 14 tuổi liền. Nhưng tụi em có những sở thích và những sự trùng hợp rất kì lạ, tới mức cả em và anh ấy đều phải thốt lên điều đó. Và em đã ngỡ rằng anh ấy sẽ là định mệnh của em, sẽ là chồng của em, và sẽ là người đọc được những dòng viết này (cho dù anh ấy chẳng biết tiếng Việt). Nhưng rồi, em đã không đủ sức vượt qua được những lời khuyên can của mọi người để có thể tin vào thứ tình yêu đó. Em đã làm anh ấy tổn thương cho dù luôn miệng em nói với anh ấy rằng em hứa sẽ không làm anh ấy tổn thương đâu. Đúng như người ta thường hay nói chồng nhỉ: "Người nào hay hứa nhiều nhất chính là người hay thay đổi nhất!"...

Em chẳng kể ra nữa đâu. Bởi em biết rằng, nếu sau này mình có là của nhau, anh sẽ hỏi em những câu liên quan tới quá khứ của em, những chuyện tình cảm em đã trải qua. Và em cảm thấy em không có gì để giấu anh hết. Bạn bè em biết, anh là chồng em, anh cũng cần biết. Bởi em cảm thấy em không hổ thẹn, không xấu hổ khi phải kể ra những chuyện quá khứ của em. Con người mà, ai chẳng có quá khứ, và có lẽ anh cũng vậy. Và em cũng sẽ hỏi anh những chuyện liên quan tới quá khứ của anh thôi. Nhưng đương nhiên em sẽ không bắt ép anh phải trả lời đâu.


Em cũng là con gái mà, em cũng muốn mình được mặc váy cưới chứ, được bước bên cạnh người mà em yêu chứ? (ảnh minh họa)
Em đã thật sự mệt mỏi anh biết không? Anh đang ở đâu vậy? Sao mãi vẫn chưa xuất hiện thế? Em đã thích, đã hẹn hò với không ít người, nhưng mà sao, vẫn chưa thấy anh hả chồng ơi? Đã có lúc em mệt mỏi, em chán nản, đến mức em ép buộc bản thân không yêu, không thích 1 ai hết, rồi em bỗng chợt nhận ra rằng em đã quen rồi với cảm giác chẳng còn dành 1 thứ tình cảm đặc biệt nào cho ai khác nữa. Em lao đầu vào công việc, vào học hành, vào những buổi cafe đi chơi với bạn bè. Em giết thời gian bằng đủ thứ việc để khiến mình không còn suy nghĩ nhiều khi ai đó hỏi em bao giờ cưới, khi ai đó bảo em kén quá, khi nhận được tấm thiệp cưới của bạn bè, khi em lại chạnh lòng nhìn cô gái nào mặc áo cưới đi chụp ảnh và khi xem những tấm album cưới của bạn bè.

Em cũng là con gái mà, em cũng muốn mình được mặc váy cưới chứ, được bước bên cạnh người mà em yêu chứ? Cho dù đã không biết bao nhiêu lần em nghĩ rằng: "Mình sẽ chẳng còn có thể yêu được 1 ai khác nữa, rồi mình sẽ trở thành 1 bà mẹ đơn thân, tự kiếm tiền và nuôi sống chính mình và con mình. Chẳng có gì đáng xấu hổ cả!”. Bạn bè cũng có đứa nói em hâm, đến tuổi thì lấy chồng, cần gì yêu đương, kể cả không yêu vẫn cưới. Nhưng em không thể nghĩ được như vậy. Em sẽ chỉ kết hôn với ai đó em yêu và đương nhiên cũng phải yêu em chứ, là chồng đấy, anh à. Cho dù lúc này đây chúng mình chưa hề yêu nhau.

Dạo này bạn bè kết hôn cũng nhiều, mấy tuần qua em đã đi dự đám cưới của 3 người bạn rồi đó chồng à. Cứ gặp lại bọn bạn, ai hỏi em sắp cưới chưa, em chạnh lòng vô cùng, chẳng muốn trả lời những câu như thế. 

Em vẫn luôn chờ đợi, chờ đợi tới khi nào anh xuất hiện, mình yêu và kết hôn. Cho dù năm sau, năm sau nữa, hay thậm chí đến khi em 30 tuổi, em vẫn sẽ chờ! Em không muốn lấy 1 người em không có tình cảm, vì em biết anh luôn ở đâu đó quanh em, chỉ là chưa đến lúc anh xuất hiện thôi, chồng nhỉ!?
Theo Eva

7 cách để xây dựng một gia đình hạnh phúc

Mỗi gia đình đều rất khác nhau, là do cá tính chúng ta không ai giống ai cả, về suy nghĩ, cách giao tiếp... Tuy vậy, vẫn có một điểm tương đồng nhất định đối với các gia đình được gọi là hạnh phúc.
Sau đây mời các bạn cùng tham khảo.
1. Hãy để ý đến những gì bạn nói. Chúng ta thường có khuynh hướng ít để ý đến điều mình nói và cách mình thể hiện với con trẻ với lý do: “Mình là bố /mẹ của nó mà”. Thật sai lầm khi bạn nghĩ vậy! Trẻ con rất nhạy cảm với bất cứ điều gì tác động đến chúng, chúng sẽ trở nên hòa đồng với cuộc sống chung quanh hay lầm lì, rút vào thế giới riêng đều phụ thuộc nhiều vào cách bạn trao đổi với chúng. Bạn có thể xem hai ví dụ sau đây:
a. Dọn phòng đi thằng quỷ! Thật đốn mạt, mày chẳng thể làm gì ra hồn cả ngoại trừ việc bày bừa ra để người khác hầu!!
b. Mẹ thấy phòng con không ngăn nắp lắm. Và mẹ muốn nó sẽ trật tự hơn trước khi con đi ra ngoài chơi nhé!
Bạn có thể nhận ra khác biệt hoàn toàn trong hai cách dạy con ở trên, một đằng khiến đứa trẻ càng thêm thu người lại hoặc ngấm ngầm chống đối về sau; một khiến đứa trẻ nhận ra nó vi phạm điều gì và điều đó sẽ tác động đến nó như thế nào nếu nó không thay đổi. Tất nhiên lầm lỗi là điều vẫn cần chấp nhận, và không phải cứ vi phạm là sẽ “bỏ đi”.
2. Nên có những quy tắc chung và ổn định. Sẽ có những lúc trẻ hơi nổi loạn một chút, bạn có thể chấp nhận điều này nhưng cần nhớ không nên để vượt quá đáng ra ngoài những quy tắc chung của gia đình. Và cần làm sao để mọi thành viên đều thấy bằng những quy tắc ấy, các thành viên sẽ gắn bó nhau hơn, cùng sát cánh bên nhau hơn.
3. Tạo thời gian cho cả gia đình cùng quay quần bên nhau. Đó là dịp để mọi người cùng chia sẻ với nhau các vấn đề còn khúc mắc. Vợ chồng trao đổi với nhau về công việc, cuộc sống; con cái trao đổi với cha mẹ về trường lớp hay suy nghĩ về thế giới bên ngoài; các con trao đổi với nhau về trường lớp, bạn bè…
Chính những thời điểm như thế này khiến thắt chặt hơn mối quan tâm lẫn nhau trong gia đình, cha mẹ có thể giúp con cái về các vấn đề của chúng và ngược lại con cái cũng hiểu được phần nào cuộc sống gia đình mình, giúp chúng trân trọng hơn thay vì thái độ thờ ơ rằng “mình chẳng phải lo gì cả, tất cả đều là trách nhiệm của ba mẹ”.
4. Khuyến khích các hành động, cử chỉ thương yêu nhau trong gia đình. Cũng như việc dành thời gian quay quần bên nhau, chơi đùa cùng con trẻ sẽ giúp chúng thấy mình có vị trí nhất định trong gia đình chứ không phải chỉ là “ở trọ”. Chắc chắn một đứa trẻ sống trong cảnh gia đình luôn cười đùa, quan tâm đến nhau sẽ cảm thấy cuộc sống trước mắt rộng mở hơn rất nhiều.
5. Tạo một hoạt động mang tính nghi thức chung cho cả gia đình. Ví dụ như cùng nhau tham gia các hoạt động xã hội… Điều này giúp mọi người nhận thức rõ sự đoàn kết của gia đình trong mọi hoạt động.
6. Kiểm soát mọi thử thách trong cuộc sống. Vợ chồng cãi nhau là điều không thể nào tránh khỏi, thường chúng ta có khuynh hướng giấu trẻ nhưng một nghiên cứu cho thấy trẻ không phải không biết mà là… không hiểu rõ lắm điều nó biết thôi.
Do đó, nếu có thể hãy cùng trao đổi với trẻ, giúp chúng hiểu được rằng trong cuộc sống sẽ có những lúc ý kiến mình khác với người khác và có thể mình sẽ rất nóng giận, nhưng sau hết mọi việc sẽ vẫn ổn cả khi cả hai phía cùng ngồi lại và trao đổi cởi mở. Qua đó trẻ sẽ không thấy bị mất niềm tin khi ba mẹ cứ bảo là không có gì nhưng…
7. Tạo cho bạn thời gian riêng tư. Những phút riêng tư như vậy sẽ rất quý giá, nó giúp hai bạn có cơ hội trao đổi thẳng thắn về mọi thứ còn vướng mắc, nó cũng tạo cho trẻ ý thức rằng mọi người dù luôn quan tâm đến nhau nhưng vẫn cần khoảng thời gian riêng của họ, và người khác nên tôn trọng điều này.
BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (theo Reader’s Digest)

10 quy tắc đơn giản cho hôn nhân hạnh phúc

Không cần phải học hỏi đâu xa, chỉ cần theo những quy tắc sau đây là bạn đã có thể có một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
10 quy tắc đơn giản cho hôn nhân hạnh phúc
Khi kết hôn, ai cũng mong muốn có một đời sống gia đình yên ấm, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giữ lửa cho tổ ấm gia đình. Đôi khi, chỉ cần một chút nóng giận hoặc sơ suất, là bạn đã khiến con thuyền gia đình tròng trành và có nguy cơ tan vỡ.
Dưới đây là những quy tắc đơn giản giúp bạn bảo vệ tổ ấm của mình.
1. Nói chuyện và giao tiếp thường xuyên
Hãy coi nhau như những người bạn để có thể nói chuyện và chia sẻ với nhau mọi thứ trong gia đình. Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn và người ấy vững bền hơn. Nếu như bạn không muốn tâm sự với người vợ/chồng của mình mà lại muốn tìm một người khác lạ nào đó, thì hãy xem lại bản thân, bạn đã không còn yêu bạn đời như xưa.
2. Chú ý từng hành vi
Đừng nghĩ rằng đã là vợ chồng thì mọi chuyện có thể đơn giản, xuề xòa, như thế lại chính là nguyên nhân giết chết tình yêu của hai người. Hãy luôn chú ý đến bản thân, làm đẹp mình cũng là cách khiến cho hai vợ chồng luôn thấy nhau mới lạ và hấp dẫn. Đó cũng là cách giữ gìn tình yêu trong đời sống vợ chồng.
10 quy tắc đơn giản cho hôn nhân hạnh phúc, Tình yêu -  Giới tính, hanh phuc gia dinh, vo chong, hon nhan,bi quyet giu chong, tinh yeu gioi tinh

3. Nghĩ về những điều tốt
Nếu bạn lúc nào cũng nghĩ đời sống hôn nhân toàn màu xám xịt thì bạn sẽ khó có niềm tin ở bạn đời và tương lai cũng sẽ như ý nghĩ của bạn. Hãy nghĩ những điều tốt đẹp, tin tưởng vào phẩm chất tốt của người ấy, dù trước kia có thể anh ấy đã mắc phải sai lầm nào đó với bạn, tin tưởng vào nhau chính là nền tảng để hạnh phúc.
4. Duy trì sự hài hước
Đừng biến gia đình mình thành nơi chiến tranh lạnh, nơi khẩu chiến để một trong hai cảm thấy sợ hãi không muốn về nhà. Hãy luôn vui vẻ hài hước để hai người luôn cảm thấy tổ ấm là nơi ngọt ngào hạnh phúc nhất. Luôn duy trì những câu nói đùa vui để không khí gia đình vui vẻ là một trong những bí quyết giữ gìn tổ ấm.
5. Làm những gì mà bạn muốn người ấy làm cho bạn
Bạn trách móc vì sao chàng không lãng mạn, ngọt ngào với bạn như thuở mới yêu? Vậy bạn có như thế với chàng hay không? Bạn có xinh đẹp, duyên dáng như cô gái trẻ trung ngày nào hay lúc nào cũng cau có, phàn nàn? Nếu bạn đã thay đổi thì cũng đừng trách vì sao chàng lại thay đổi với bạn. Cách tốt nhất, hãy lãng mạn hóa đời sống hai người, làm mới bản thân, cư xử thật nhẹ nhàng, ngọt ngào với chàng để anh ấy cũng làm như vậy với bạn.
6. Hãy nghĩ đến tương lai của hai người
Nếu một lúc nào đó, bạn cảm thấy bị say nắng một ai đó, hay bực mình chỉ muốn rời xa chồng và phá nát gia đình thì khi đó hãy nghĩ lại, hãy nghĩ đến tương lai của hai người, con cái, gia đình hai bên, thời gian yêu nhau, những sướng vui đã trải qua… Những điều đó sẽ giúp cho bạn tránh được những phút giây ngoài chồng ngoài vợ hay những cơn giận dữ muốn nghĩ đến chuyện ly hôn.
10 quy tắc đơn giản cho hôn nhân hạnh phúc, Tình yêu -  Giới tính, hanh phuc gia dinh, vo chong, hon nhan,bi quyet giu chong, tinh yeu gioi tinh

7. Giữ cho phòng ngủ mãi là nơi nồng nàn nhất
Giường ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ lửa cho đời sống vợ chồng. Nếu như bạn không biết cách trang hoàng nó mà lại để nó vô cùng bừa bộn, xấu xí, bẩn thỉu thì chính bạn đã giết chết cảm hứng yêu đương của người bạn đời. Hãy nghĩ đến những điều tuyệt vời và lãng mạn nhất sẽ xảy ra ở đây để làm đẹp cho căn phòng riêng tư của hai người.
8. Giải quyết dứt điểm mọi bất đồng
Vợ chồng nào cũng có những mâu thuẫn, đó là điều không thể tránh. Song nếu để nó quá trầm trọng thì đến một ngày nào đó sẽ bùng phát và trở thành ngọn lửa phá hủy cuộc hôn nhân của hai người. Hãy giải quyết dứt điểm mọi mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng khi nó mới phá sinh, đó chính là bí quyết cho vợ chồng bạn.
9. Không thể thiếu những bữa ăn ngon
Chắc chắn rồi, bởi bữa cơm gia đình là nơi mọi người gặp mặt, vì vậy dù muốn hay không người vợ cũng cần có khả năng nội trợ, nấu nướng và thu xếp gia đình, chỉ có điều đó mới có thể duy trì tình cảm mặn nồng của người chồng dành cho bạn. Bữa cơm gia đình cũng thể hiện sự quan tâm mà bạn dành cho anh ấy, do đó, hãy hết sức cố gắng để có thể mang lại sự đầm ấm cho ngôi nhà.
10. Thường xuyên có những hành động âu yếm
Một gia đình mà vợ chồng nhìn nhau hững hờ thì sẽ không sớm thì muộn, một trong hai cũng chán nản và tìm đến một người khác. Hãy giữ cho tình cảm vợ chồng mãi ngọt ngào như thuở mới yêu bằng những hành động thật dịu dàng, nồng nàn. Âu yếm nhau trước khi đi làm và hàng tối trước khi đi ngủ chính là cách để hai người mãi mãi yêu thương và gắn bó với nhau.
Theo Eva

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

5 điều để trở thành người mẹ hạnh phúc


(VTC News) – Trở thành người mẹ không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ta không thể hưởng thụ sự hấp dẫn của việc trở thành một người mẹ tốt hơn là chỉ coi đó là  sự căng thẳng, stress. 

Nếu nhìn lại một năm qua bạn thấy mọi thứ thật mệt mỏi, căng thẳng, bạn hãy thay đổi tình hình cho năm mới. Có nhiều cách để giảm nhẹ sự căng thẳng và mệt mỏi đó, giúp bạn có thể hưởng thụ cuộc sống tốt hơn và hạnh phúc hơn trong vai trò người mẹ.

1. Chơi game

5 điều để trở thành người mẹ hạnh phúc
Hãy tận hưởng những phút giây ngọt ngào khi làm mẹ 

Nghe có vẻ lạ nhưng hoạt động này có thể giúp bạn giảm bớt sự mệt mỏi trên cơ thể, khi chơi game cùng con là thời điểm tốt bạn có thể tranh thủ chuyện trò cùng con.

Wendy Hart Beckman, một người mẹ ở Cincinnati cho biết: cách tốt nhất để có thể nói chuyện với trẻ là khi chúng đang cùng nhau chơi video games.  Bạn có thể giải phóng sự buồn chán và giúp bạn dành thời gian bên con đồng thời có thể kiểm soát việc chơi game của con.

2. Viết nhật ký

“Khi mọi việc trở nên lộn xộn, tôi ngay lập tức trút lòng mình vào cuốn nhất ký và tôi viết những gì xảy ra và tự hỏi tại sao những điều đó lại xảy ra,” Christine Louise Hohlbaum, một người mẹ từ Painzhausen, Đức nói. 

Viết về những nhịp điệu của cuộc sống, bắt đầu từ ấn tượng vui, rồi đến buồn, niềm vui của người mẹ... có thể giúp bạn giải quyết vấn đề và tham gia vào quá trình phát triển của con trẻ. Với hoạt động này, bạn có thể kiểm soát đồng thời tìm lối thoát, giảm bớt những gánh nặng của bạn bằng cách tốt hơn. Tất nhiên, viết nhật ký là điều tích cực hơn so với việc đổ hết những cảm giác tức giận xuống con trẻ.  

3. Lang thang với bạn bè

Vừa dành thời gian cho bạn bè, bạn có thể giải phóng bớt những mệt mỏi vừa có thể đồng thời rủ con cùng chơi và dạy con về ý nghĩa của tình bạn, tình thân. Giữ gìn tình bạn bằng những hoạt động chung rõ ràng rất khó thực hiện khi con bạn còn nhỏ. Tuy nhiên, khi đó chính là lúc bạn cần bạn bè mình cùng tụ tập và chia sẻ những câu chuyện của bạn. Hãy dành thời gian để ăn tối cùng nhau ở nhà hàng hoặc chỉ ở nhà bạn.

4. Để trẻ tự lựa chọn 

Là một người mẹ, bạn chắc chắn biết rằng điều tốt nhất cho con của bạn. Thế nhưng, có vẻ như không phải tất cả trẻ đều thích và dễ dàng bị điều chỉnh và kiểm soát. Bạn thường phải gồng mình lên và bắt trẻ làm theo ý muốn của mình. Thế nhưng không có gì là sai khi bạn đi theo những lựa chọn của con ví dụ như lựa chọn ăn mặc và dùng giầy dép. Với việc thực hiện điều đó, bạn đã gián tiếp giúp trẻ tự lập và tự tin. Trẻ luôn bị kiểm soát và không có tự do lựa chọn sẽ không được rèn luyện tính tự lập và có xu hướng không tự tin.

5. Có thái độ quyết đoán

Làm một người mẹ, người cha tốt không có nghĩa là đáp ứng mọi mong muốn của con cái, hay thậm chí là chiều chuộng con cái. Thường thì trẻ nhỏ thường nài nỉ bạn cho con những thứ mà chúng muốn và đã bị bạn từ chối. 

Thế nhưng, bạn làm điều gì sau đó? Nếu cuối cùng bạn cũng theo con và đáp ứng yêu cầu của con để sau đó con luôn thực hiện thói quen đó, tốt hơn hết là trong thời gian tới bạn không nên tiếp tục thực hiện điều này. Trở thành một người mẹ tuyệt vời không có nghĩa bạn liên tục chiều con, mà là dạy cho con trở thành một cá nhân tốt hơn nữa. 

Hãy có thái độ dứt khoát với con và đặt ra những quy định rõ ràng vì tương lai tốt đẹp cho con, cũng như cho chính bạn. 

Mười thói quen của các cặp đôi hạnh phúc








(VTC News) - Nếu bạn đang nỗ lực để cải thiện cuộc hôn nhân của mình, hãy tham khảo mười thói quen dưới đây của các cặp đôi hạnh phúc.
1. Đi ngủ cùng nhauHãy nhớ lại quãng thời gian khi hai người mới kết hôn, lúc đó hai bạn luôn háo hức mong đến lúc được cùng nhau đi ngủ và bắt đầu những phút giây mặn nồng. Những đôi vợ chồng hạnh phúc tránh được tình trạng kẻ ngủ trước, người ngủ sau. Họ đi ngủ cũng nhau ngay cả khi sau đó vợ hoặc chồng phải thức dậy để làm việc trong khi nửa kia của mình vẫn ngủ. Và mỗi khi gần gũi nhau họ vẫn có cảm giác bị kích thích trừ khi một người hoặc cả hai người quá mệt không còn ham muốn.

2. Nuôi dưỡng những sở thích chung
Mười thói quen của các cặp đôi hạnh phúc
Hãy nuôi dưỡng sở thích chung. Nguồn Internet 

Sau khi đam mê qua đi, hầu hết các cặp vợ chồng nhận ra rằng họ có rất ít những sở thích giống nhau. Nhưng đừng coi nhẹ tầm quan trọng của các hoạt động hai người có thể làm cùng nhau và cùng yêu thích. 

Nếu chưa có sở thích chung nào, các cặp đôi hạnh phúc sẽ tạo ra nó. Đồng thời vẫn phải nuôi dưỡng sở thích của riêng bạn. Điều đó sẽ làm bạn hấp dẫn hơn trong mắt vợ hoặc chồng mình và giúp bạn không bị trở thành kẻ phụ thuộc.

3. Nắm tay nhau đi bộ hoặc đi sát cạnh nhauNên nắm tay nhau đi bộ hợn là một người đi lùi lại phía sau người kia. Những cặp đôi hạnh phúc thoải mái nắm tay nhau hoặc đi dạo sát bên nhau. Họ hiểu rằng được đi cùng người bạn đời bên cạnh mình quan trọng hơn là việc ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường.

 4. Luôn tin tưởng và vị thaNếu hoặc khi xảy ra tranh cãi hay bất đồng mà không thể giải quyết những cặp đôi hạnh phúc luôn tin tưởng và tha thứ cho nhau hơn là nghi ngờ nhau và giữ sự bực bội mãi trong lòng. 

5. Chỉ nhớ những việc tốt đẹp vợ hoặc chồng mình đã làm hơn là những sai lầm họ đã phạm phải

Mười thói quen của các cặp đôi hạnh phúc
Kết thúc một ngày làm việc, hãy ôm nhau thật chặt. Nguồn Internet 

Nếu bạn cố bới móc những sai lầm bạn đời của mình đã phạm phải, bạn sẽ tìm được. Nếu muốn tìm những việc tốt đẹp họ đã làm bạn cũng sẽ tìm được. Tất cả chỉ phụ thuộc vào việc bạn muốn tìm thấy điều gì mà thôi. Những cặp vợ chồng hạnh phúc chỉ lưu tâm đến những điều tích cực.

6. Khi một ngày làm việc kết thúc, hãy ôm nhau ngay khi hai người gặp nhau Làn da của chúng ta nhận biết được những cảm xúc khi hai người ôm nhau như “ôm nhau ngọt ngào" (là khi được yêu), “ôm nhau đầy khó chịu” (khi bị lạm dụng) và “không ôm nhau” (thờ ơ, hững hờ). Những cặp vợ chồng chào nhau rồi ôm nhau theo kiểu “ôm nhau ngọt ngào” giúp cho tinh thần của bạn như được tiêm một liều vắc xin chống lại những kẻ thù giấu mặt trong thế giới này.

7. Hãy nói “Anh yêu em” và “Chúc em một ngày mới tốt lành” mỗi sángĐây là một cách tuyệt vời để giúp trang bị cho vợ hoặc chồng bạn sự kiên nhẫn và khả năng chịu đựng mỗi ngày trước khi họ bắt đầu lên đường để chiến đấu với nạn tắc đường, quãng đường xa xôi và những điều khó chịu khác.

8. Hãy chúc nhau ngủ ngon mỗi tối bất chấp tâm trạng của bạn ra saoHành động này nhắn nhủ đến nửa kia của bạn rằng bất chấp bạn đang bực mình với cô ấy hay anh ấy đến mức nào bạn vẫn muốn tiếp tục mối quan hệ vợ chồng với họ. Điều đó nói lên rằng những gì mà hai vợ chồng bạn đã có với nhau quan trọng hơn bất cứ điều không vui riêng tư nào.

9. Kiểm tra tâm trạng cảm xúc trong ngày của nửa kiaGọi cho vợ hoặc chồng ở nhà hoặc nơi làm việc để xem ngày hôm nay tâm trạng của họ thế nào. Đây là một cách rất tốt để điều chỉnh những kỳ vọng của bạn giúp hai bạn đồng điệu về cảm xúc với nhau hơn sau một ngày làm việc. 

Ví dụ nếu hôm nay vợ hoặc chồng bạn đã trải qua một ngày tồi tệ thì sẽ thật vô lý nếu bạn đòi hỏi cô ấy hoặc anh ấy phải hào hứng chia sẻ với bạn những điều tốt đẹp hôm nay đã đến với bạn.

10.Tự hào khi mọi người nhìn thấy hai bạn đi bên nhauNhững cặp vợ chồng hạnh phúc rất thích mọi người nhìn thấy họ đi cùng nhau, biểu lộ tình cảm với nhau như cùng nắm tay nhau, đặt tay lên vai nhau, gối đầu lên chân nhau hoặc dựa lưng vào nhau. Những hành động này không hề phô trương mà chỉ nói lên rằng hai người thuộc về nhau.

Những cặp vợ chồng hạnh phúc có thói quen khác với thói quen của những cặp đang lục đục. Mỗi thói quen là một hành động riêng biệt mà bạn thực hiện một cách vô thức và cần phải nỗ lực một chút để duy trì nó. Muốn biến một hành động thành một thói quen cần phải mất hai mươi mốt ngày làm đi làm lại hành động đó.

Vì vậy bạn hãy chọn một trong những cách ứng xử trên và thực hiện trong vòng 21 ngày và nó sẽ trở thành thói quen của bạn, nó sẽ giúp cho đời sống hôn nhân của bạn hạnh phúc hơn. 

Nguyễn Thúy Vinh (Theo Psychologytoday)




10 thói quen của cặp vợ chồng hạnh phúc


Văn hào vĩ đại Lev Tolstoy từng nói: “Các gia đình hạnh phúc đều giống nhau còn những gia đình bất hạnh thì đau khổ mỗi nhà một kiểu”. Câu nói này đã đặt ra cho những người quan tâm một số câu hỏi thú vị: Người vợ/ người chồng làm gì để có một gia đình hạnh phúc? Và hai vợ chồng bạn có được liệt kê vào danh sách của các cặp vợ chồng hạnh phúc hay không?
Nếu bạn muốn có một mối quan hệ tốt hơn với người bạn đời của mình và là một hình mẫu tốt cho bọn trẻ, hãy nâng cao giá trị những câu nói của bạn ngay ngày hôm nay bằng cách áp dụng các lời khuyên dưới đây.
Những gì bản thân tôi tìm thấy ở những lời khuyên dưới đây là một cặp vợ chồng tự hòa giải những rắc rối của mình bằng kỹ năng nói chuyện, đồng thời họ cùng nhau làm chung những công việc hàng ngày để cải thiện mối quan hệ của hai người. Đây là 10 lời khuyên nhanh chóng và đơn giản giúp cho bạn và người ấy không phải đối mặt với bạo lực gia đình mà sẽ càng làm thắt chặt hơn sợi dây đồng cảm giữa hai người, sẽ giữ hòa bình trong gia đình và làm tình yêu của hai bạn được kết nối một cách lâu bền hơn nữa.Thậm chí nếu bạn đang áp dụng những lời khuyên này nhưng chồng hoặc vợ bạn lại không, thì tác động của chúng vẫn sẽ rất đáng kinh ngạc.
1. Chọn điều phải
Trước khi bạn tức giận và khiển trách người bạn đời của bạn đã gây nên sai lầm hoặc không làm được như ý bạn,hãy ngừng lại và tự hỏi mình một câu hỏi sáng suốt rằng: "Khiển trách anh ấy nặng nề như vậy có được gì không?". Nếu không, thì tốt nhất bạn nên im lặng để tránh gây nên cuộc chiến và không khí căng thẳng giữa hai người. Bởi sau tất cả, người bạn đời của bạn cũng đang rất buồn và cũng là một trong những người phải đối phó với hậu quả chứ không một mình bạn.
2. Hãy là một thám tử
Khi người bạn đời có vẻ không muốn nói chuyện với bạn, đừng xem như anh ấy là thù địch mà bạn nên tìm hiểu những gì thực sự đang xảy ra. Đặt ra những câu hỏi trung lập và tôn trọng như "Anh có thể cho em biết những gì đã xảy ra được không?" hoặc "Em không hiểu mình đã có những thiếu sót gì ở đây?"... Từ đó bạn sẽ tìm ra một câu trả lời chân thành cho tất cả những thắc mắc đó để tránh sự ẩu đả không đáng có thể xảy ra.
3. Tác động của những ý kiến
Hãy nói với anh ấy những điều mà bạn nghĩ là chính bản thân bạn cũng muốn nghe, chẳng hạn như "Anh tắt máy tính đi. Anh đang rất thô lỗ rồi đấy" thay vào đó, bạn có nhẹ nhàng tới bên anh ấy và nó imột cách chân thành như: "Anh có thể tắt máy tính và tâm sự cùng em không?".
4. Bỏ qua từ "Sao cũng được hay bất cứ điều gì cũng được"
Cách nói chuyện thụ động chúng ta thường gặp là: "Sao cũng được, bất cứ điều gì mà anh muốn!!!", nó giống như bạn đang oán trách, giận hờn và tự nó vô tình ẩn chứa nhiều điều khiến đối phương phải suy nghĩ và căng thẳng. Thay vào đó, bạn nên đưa ra ý kiến và cùng anh ấy chia sẻ những ý kiến đó.
5. Lập chính sách
Nếu người bạn đời của bạn làm điều gì đó ảnhhưởng và làm phiền đến bạn, chẳng hạn như bội chi, lập kế hoạch cho cả hai mà không hỏi ý kiến trước thì bạn cũng đừng nóng vội, hãy nghĩ rằng: "Bạn sẽ giải quyết nó như thế nào?". Bạn nên nghĩ đến tương lai bằng cách lập ra các giải pháp cho ngân sách của cả hai vợ chồng, như "Từ bây giờ hai vợ chồng mình có thể thống nhất để tạo ra một khoản ngânsách cho các chi phí sinh hoạt chung của hai người?" Hoặc: "Hai vợ chồng mình có thể thống nhất để cùng bàn bạc với nhau trước khi lập kế hoạch cho cả hai ?"…
6. Thể hiện sự quan tâm
Việc quên đi những lời hỏi han để biết những gìđang xảy ra vớiconcáibạnhay cuộc sống hàng ngày của người bạn đờicũng đồng nghĩa với việc bạn đang dần dầnlàm vơi đitình cảm của bạn với những nhân vật quan trọng không thể thiếu đó. Từ bây giờ, nếu bạn biết rằng một người nào đó trong gia đình của mình có một cuộc hẹn quan trọng, bạn nên kiểm tra và nhắc nhở về cuộc hẹn đó, hoặc ngày hôm đó xảy ra sự kiện quan trọng gì với những thành viên trong gia đình nhỏ của bạn, bạn nên nhớ chính xác ngày và thể hiện sự quan tâm đặc biệt bằng những câu hỏi thăm, cuộc gọi, văn bản, email: "Việc đó như thế nào rồi? Xảy ra vào lúc mấy giờ?...". Chỉ là những câu nói, những hành động quan tâm nhẹ nhàng, nhưng chính chúng đã gián tiếp gửi đến thông điệp cho những người mà bạn yêu thương rằng: “Mẹ rất quan tâm đến con”, hay “Em rất quan tâm, lo lắng cho anh”…
7. Tránh những lập luận thực tế
Bạn và người bạn đời của bạn đôi lúc hay tranh cãi về tên, địa chỉ của một nhà hàng mà bạn và anh ấy đã từng đi đến hay sinh nhật của một người bạn nào đó để rồi sau đó lại đi đến những cuộc tranh luận ngớ ngẩn! Ngăn chặn các cuộc trò chuyện kiểu này bằng cách bạn và anh ấy nên làm một cuộc kiểm tra trực tuyến, gọi một người bạn hoặc chỉ đơn giản là chạy ngay đến địa điểm ấy.
8. Nói lời xin lỗi…
Nhanh chóng nói "Anh xin lỗi" là một lời xin lỗi không thành thật và có thể đó lại là khởi đầu cho một trận chiến khác. Thay vào đó, bạn nên làm cho côấy đồng cảm với bạn bằng cách nói: "Anh xin lỗi vì ..." và giải thích lý do vì sao bạn lại làm tổn thương người bạn đời của mình, đồng thời nói về những gì bạn sẽ làm để ngăn chặn các hành vi sai lầm tái phát. Nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn thêm "vì …..", lời nói của bạn sẽ thuyết phục hơn.
9. Tạo thói quen kiểm soát biên giới
Bạn có bao giờ bị người bạn đời của mình giận dỗi vì tiết lộ một điều gì đó riêng tư cho người khác như vấn đề sức khỏe, kỷ luật xử phạt bọn trẻ, công việc không được như ý hoặc những bất đồng trong hôn nhân? Nếu có thì từ nay bạn nên thiết lập sự “kiểm soát biên giới” cho các chủ đề trong buổi nói chuyện của mình để làm sao câu chuyện đó vẫn còngiữ được sự riêng tư, nếu không bạn sẽ tình cờ trở thành một kẻ phản bội trong mắt người ấy.
10. Sự công nhận
Hầu hết các cặp vợ chồng đang trên con đường đi đến ly hôn ít khi khen ngợi lẫn nhau.Trong cuộc khảo sát trực tuyến, các nhà nghiên cứu đưa ra câu hỏi cho các cặp vợ chồng: "Người bạn đời của bạn là tốt hay xấu?".Kết quả là 84% người trả lời là “Xấu”. Từ đây bạn có thể rút ra bài học: Bạn nên tìm cơ hội hàng ngày để thể hiện điểm mạnh của mình, cho thấy vị trí bản thân trong mắt những người mà bạn yêu thương (rằng bạn là một mẹ /người cha tuyệt vời, bạn cũng là một người chồng/ người vợ lý tưởng...).
Theo Weddingbridal