Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Những bức thư tình của các vĩ nhân





Thư tình của Các Mác và Gienny
Nổi danh nhất trong số những cặp tình nhân viết các bức thư tình "có cánh", có lẽ là Các Mác với những bức thư của ông và Gienny viết cho nhau. Gienny đã từng viết những dòng như sau gửi Mác khi cả hai đang trải qua những tháng ngày của một tình yêu tuyệt đẹp.
Ngày 10-8-1841
"Gienny rất mừng khi được biết Các vui, được biết rằng bức thư của Gienny đã làm cho Các phấn chấn thêm, rằng Các nhớ Gienny, rằng Các có đến Côlônhơ uống sâm-banh và ở đấy cũng có những câu lạc bộ của phái Hêghen... Nhưng mặc dầu có các thứ đó, lẽ ra Các cũng nên khen Gienny vài ba câu về cái công trình học tiếng Hy Lạp, về "sự uyên bác” của Gienny mới phải. Lẽ ra, Các cũng nên dành cho Gienny một bài tán dương nho nhỏ. Âu là tất cả cái phái Hêghen của các anh đều thế cả. Các anh không thừa nhận bất cứ cái gì, dù xuất sắc đến đâu cũng mặc nếu nó không hợp với phong cách của anh. Thành thử Gienny đành phải khiêm tốn đứng ngoài và đành nằm ngủ trên những cành nguyệt quế vinh quang của bản thân vậy.
Phải, Các yêu quý ạ, đáng tiếc là quả thật Gienny phải nằm dài, nhưng không phải trên những cành nguyệt quế, mà là trên giường đệm, trên đống gối. Và ngay bức thư nhỏ này Gienny cũng phải nằm trên giường mà viết. Hôm chủ nhật, Gienny đã thử tiến hành một cuộc viễn du táo bạo sang các phòng khác nhưng bị mệt nặng sau phải hối tiếc mãi.
...Các yêu dấu ! Hóa ra Các đã đi khá sâu vào chính trị? Nhưng trong cái lĩnh vực này có gì đáng cho người ta phải gãy cổ đâu. Bao giờ Các cũng nên nhớ rằng mình có một người bạn gái nhỏ chỉ sống bằng những niềm hy vọng đặt vào Các, nhớ Các và hoàn toàn phụ thuộc vào số phận Các.
Gienny gửi đến Các ở đầu mỗi ngón tay một chiếc hôn. Mấy chiếc hôn ơi, hãy bay đến Các của tôi và hãy ép thật mạnh vào môi Các để cho Các cảm nhận được hết niềm trìu mến của tôi. Và sau đó hãy đừng làm những sứ giả câm lặng của mối tình tha thiết của tôi. Hãy thì thầm với Các những lời âu yếm mà tình yêu của tôi sẽ mách thầm cho, hãy kể cho Các nghe tất cả. à không cũng phải để lại chút gì cho nữ chủ nhân chứ.
Các khỏe nhé, Các yêu quý, Các duy nhất! Gienny không còn có sức để viết tiếp nữa. Nếu cứ viết chỉ lát nữa đầu sẽ rối tung lên, rồi lại cái tiếng ù ù không sao chịu ấy.
Các nhớ chứ? “Tiếng ầm ầm của loài bốn vó lay chuyển cánh đồng êm ái".
Chào người bạn nhỏ của Gienny!
Này, sau này Gienny sẽ lấy Các chứ nhỉ ?"
Không chỉ trong thời gian yêu nhau mà ngay cả khi đã lấy nhau nhiều năm nhưng tình cảm mà Các Mác và Gienny vẫn vẹn nguyên như ngày nào, Các Mác vẫn gửi thư cho Gienny những lúc ông không ở gần vợ mình…
Em yêu quí của anh !
Anh lại được viết thư cho em, bởi vì anh đang cô đơn và bởi vì anh cảm thấy khổ sở khi luôn luôn chỉ được trò chuyện cùng em trong tâm tưởng, còn em lại không biết gì về điều đó, lại không nghe thấy anh và không thể trả lời anh. Em hiện lên trước mắt anh thật là sống động, anh bế em trên tay, hôn em từ đầu đến chân, anh quỳ dưới chân em mà thì thầm: "Anh yêu em !"
Xa cách nhau ít hôm là một điều rất có ích, bởi sự giao tiếp thường xuyên dễ gây cảm giác đơn điệu khiến những khác biệt giữa các sự vật bị xóa nhòa. Ngay cả các ngọn tháp nếu ta đứng gần, cũng có vẻ như không còn cao lắm, trong khi đó, những chuyện vặt vãnh trong đời sống hàng ngày, khi ta đụng chạm sát sạt với chúng, lại tăng lên đáng kể. Cái niềm say mê cũng vậy. Những thói quen thường ngày, do ta ở gần nhau nên chiếm lĩnh ta hoàn toàn và có vẻ giống như niềm say mê, sẽ không tồn tại nữa một khi đối tượng trực tiếp của chúng biến mất khỏi tầm nhìn. Những niềm say mê sâu sắc, do đối tượng ở kề bên nên có vẻ giống như các thói quen thường ngày, sẽ nổi hẳn lên và lại có được sức mãnh liệt vốn có của chúng dưới tác động diệu kỳ của sự xa cách. Tình yêu của anh đối với em cũng thế.
Hễ có một khoảng không gian phân cách chúng ta là ngay lập tức anh thấý rõ thời gian phục vụ cho tình yêu của anh chỉ nhằm mục đích y hệt mục đích mà nắng và mưa phục vụ cho cây cỏ - tức là để phát triển. Tình yêu của anh đối với em, hễ em ở xa anh, hiện lên đúng như tầm cỡ của nó - tầm cỡ của một chàng khổng lồ ở đó tập trung toàn bộ nghị lực tinh thần của anh và toàn bộ sức mạnh các tình cảm của anh. Anh lại cảm thấy mình là là một con người hiểu theo ý nghĩa đầy đủ của từ này, bởi anh được sống trong niềm say mê lớn lao...
Đương nhiên trong thế gian này có nhiều phụ nữ và có một số người rất đẹp. Nhưng làm sao anh có thể tìm được một gương mặt nữa mà mỗi đường nét, thậm chí cả mỗi nếp nhăn trên đó đều gợi được trong anh những kỷ niệm mãnh liệt và đẹp đẽ nhất của đời anh? Tạm biệt em nhé, em yêu quí của anh, một ngàn lần, một vạn lần hôn em và các con.
Các của em
Bức thư tình bí mật của Einstein
Theo hồi ký của cháu gái bà Margarita, trước khi qua đời bà từng dặn người nhà đốt hết phần lớn các thư từ bà lưu giữ bao năm qua. Các bức thư của Einstein đều bị quăng vào đống lửa. Mấy bức thư hiện còn giữ được chỉ là thư viết trong mấy năm cuối cùng trước khi Margarita rời nước Mỹ và thời gian đầu sau khi bà về nước…
Margarita thương yêu nhất đời của anh:
Anh chẳng thể nào nhận được thư em, và em cũng không nhận được thư anh; thế là hai ta đều không thể biết tin tức của nhau. Anh vắt óc suy nghĩ mãi để tìm cách giải quyết chuyện gay cấn này. Cho dù ai cũng bảo anh thông minh, thế mà bây giờ anh lại chịu chết chẳng biết làm thế nào. Anh đang đọc mấy cuốn sách nói về yêu thuật và đoán trước. Qua đó anh thấy là trong cõi u minh có một con yêu quái đang chắn giữa hai chúng mình, nó đánh cắp các bức thư chúng mình gửi cho nhau. Cầu mong em được sống một cuộc đời như ý, toại nguyện. Ở đây anh vẫn bình thường, công việc rất thuận lợi. Anh đang nằm bò trên xô-pha miệng ngậm chiếc tẩu em tặng, tay cầm cây bút chì yêu quý của em để viết lá thư này. Chúc em mọi sự như ý!
Hôn em. A.E của em.
Bức thư trên do nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ XX Einstein viết, và được gửi từ Princeton (Mỹ) sang Moskva. Cùng với chiếc đồng hồ đeo tay, mấy bức tranh và mấy tấm ảnh quý, bức thư này cùng 8 bức thư khác của Einstein đã được Cty Sotheby rao bán đấu giá tại New York. Những kỷ vật vô giá ấy ghi lại thiên diễm tình bí ẩn giữa tác giả Thuyết Tương đối với Margarita Konenkova, vợ của nhà điêu khắc nổi tiếng người Nga Sergei Konenkov, đó là một chuyện tình buồn và đáng quên…
Bức thư tình "thứ nhất" của Beethoven
Ludwig van Beethoven, một trong những soạn giả nổi tiếng và bí ẩn nhất trên thế giới, ông mất khi mới bước sang tuổi 57 và cái chết của ông đã mang theo một bí mật lớn. Vào lúc ấy, một bức thư tình đã được tìm thấy trong số những di vật của ông. Đó là bức thư viết cho một người phụ nữ bí ẩn, và Beethoven gọi bà là "Người yêu bất diệt". Cả thế giới có lẽ chẳng bao giờ biết được sự thật về người phụ nữ đó cũng như hoàn cảnh chuyện tình của họ. Duy chỉ những bức thư là tất cả những gì còn sót lại của câu chuyện tình nồng nàn cháy bỏng như âm nhạc của Beethoven... Và bức thư này đã được nhiều người ví như Moonlight Sonata hay những bản nhạc giao hưởng, đã thể hiện hùng hồn cho tấn bi kịch về mối quan hệ không công khai được...
Ngày 6-7-1806,
Thiên thần của tôi,cuộc đời tôi, tất cả những gì của riêng tôi, chỉ với 1 vài từ ngắn ngủi cho ngày hôm nay bằng chính ngòi bút chì của em, không cần đến ngày mai lúc mà chỗ ở của tôi được xác định, điều đó là sự phí phạm thời gian một cách vô ích.Tại sao ta cứ phải âm thầm khi điều đó là cần thiết nói ra.Có thể tình yêu của chúng ta cần một sự hy sinh, không cần đến sự đòi hỏi khắt khe từ mọi thứ, có thể nào thay đổi được sự thật em không là của tôi và tôi không còn là của em.
Ôi, Thượng Đế! xin hãy xem vẻ đẹp của thiên nhiên như sự an ủi mà Ngài ban cho em, tình yêu đòi hỏi mọi thứ phải rất công bằng, điều đó đòi hỏi một mối quan hệ của em với tôi cũng như của tôi với em. Nếu chúng ta gắn bó cùng nhau em sẽ cảm thấy nổi đau thật nhỏ nhoi.
Giờ đây, có vài việc cần thay đổi nhanh chóng.Chắc chắn rằng chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau, hơn nữa, tôi không thể chia sẻ với em tất cả những gì xảy ra trong những tháng ngày còn ánh sáng cuối cùng của cuộc đời tôi, nếu trái tim chúng ta luôn luôn bên nhau thì tôi đã không phải suy nghĩ như vậy. Trái tim tôi chứa đựng muôn ngàn điều muốn nói với em. Ah, có những khoảnh khắc đôi khi tôi cảm thấy lời nói không là gì sau tất cả mọi việc. Vui lên nào, hãy lại là của tôi ,chỉ là bảo vật của tôi như tôi là của riêng em. Thượng Đế sẽ chúc phúc và ban cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất
Người hết lòng yêu em
Ludwig
Mặc dù không ai giống ai, bởi ai cũng sẽ có một nhịp đập tình yêu riêng, nhưng qua những bức thư tình của những người nổi danh như Các-Mác, Ludwig van Beethoven, Einstein… lại cho thấy, ở họ đều có chung một hơi thở, một nỗi niềm dành cho người mình thương yêu nhất trên đời…
(Còn nữa)
Thành Thânhttp://www.baomoi.com/Home/TinhYeu/phapluatxahoi.vn/Nhung-buc-thu-tinh-cua-cac-vi-nhan-phan-2/6806206.epi


Những bức thư tình của các vĩ nhân

(PL&XH) - Nhưng trong trái tim những con người đó vẫn là những nhịp đập nhẹ nhàng của con người bình thường với yêu, thương, hờn, giận... mà những bức thư tình họ gửi người mình yêu chính là những minh chứng sống động nhất…

Với nhiều người, những nhân vật như Các Mác, Napoleon, Phiđen Caxtơrô… là những vĩ nhân vì tài năng và sự nghiệp của họ. Nhưng trong trái tim những con người đó vẫn là những nhịp đập nhẹ nhàng của con người bình thường với yêu, thương, hờn, giận... mà những bức thư tình họ gửi người mình yêu chính là những minh chứng sống động nhất…

Bức thư tình gửi vợ của Napoleon 

Vào năm 1797, Napoleon Bonaparte khi đó còn là một danh tướng Pháp và vừa đón nhận chiến công đầu tiên của mình. Lúc này, ông mới cưới một phụ nữ rất xinh đẹp và quyến rũ là Joséphine de Beauharmais. Mặc dù rất yêu nàng nhưng ông sớm phải rời xa để chỉ huy quân đội lên đường chiến đấu. Napoleon luôn lo lắng không biết nàng có chung thủy với mình trong suốt thời gian ông vắng mặt vì phải tham gia chiến trận hay không? Mới 21 ngày sau khi cưới, Bonaparte đã không thể kìm nén được lòng mình, ông đã quá đau khổ vì ghen tuông... Cuối cùng chính vị hoàng đế nổi danh sau này đã phải viết một bức thư gửi nàng từ Nice với nội dung:

"Nếu em yêu anh ít thôi thì có lẽ em chưa bao giờ yêu anh cả".

Chẳng có ngày nào anh không yêu em. Chẳng có đêm nào anh không ôm em vào lòng. Chẳng có khi nào anh uống trà mà không nguyền rủa cái chiến công và tham vọng đã nắm giữ anh, khác hẳn với tâm hồn anh.

Joséphine yêu dấu của anh, là duy nhất trong trái tim anh, đủ chiếm giữ tinh thần anh, chiếm lĩnh mọi suy nghĩ của anh. Nếu như anh xa em với vận tốc của dòng thác sông Rhône, đó là để gặp lại em nhanh hơn. Nếu như giữa đêm khuya, anh vùng dậy làm việc, đó là vì có thể được gặp em trước vài ngày. Vậy mà trong bức thư em gửi từ ngày 23 tháng ba, em đã gọi anh bằng "ông". Ông ư? Chính là em mới phải ! Ôi! Người vợ xấu bụng của anh! Em có thể viết một bức thư như thế sao? Nó mới lạnh lẽo làm sao! Và rồi từ ngày 23 đến 26 có tới những bốn ngày: Em đã làm gì mà không viết một dòng cho ông chồng của em?... Ngày em nói với tôi "Em yêu ông ít thôi" sẽ là ngày cuối cùng của tình yêu tôi dành cho em và cũng là ngày tận thế của cuộc đời tôi. Joséphine! Joséphine! Hãy nhớ lại đôi điều anh nói với em: Tạo hóa đã hun đúc cho anh một tâm hồn mạnh mẽ và quyết đoán; nó dệt nên em bằng gấm vóc và sự dịu êm. Em đã hết yêu anh rồi ư? Hãy tha lỗi cho anh, tâm hồn của cuộc đời anh. Em đã hoàn toàn ngự trị trong trái tim anh, mọi nỗi lo sợ làm cho anh trở nên bất hạnh. Chúa ơi! Ôi! Nếu em yêu anh ít thôi thì có lẽ em chưa bao giờ yêu anh cả. Chính vì thế mà anh hết sức đau lòng.

Qua bức thư của Napoleon viết gửi người vợ mới cưới của mình mới thấy, mặc dù là một vị hoàng đế nổi danh trong lịch sử nước Pháp và của cả nhân loại, nhưng đứng trước câu chuyện tình cảm "thường tình" thì hình ảnh của một ông vua "khét tiếng" của nước Pháp đã bị xóa mờ, thay vào đó chỉ là một con người như bao người bình thường khác, có chăng chỉ si mê nồng cháy hơn…   


Những bức thư tình của Phiđen Caxtơrô

Nhắc tới vị lãnh tụ của nhân dân CuBa, Phiđen Caxtơrô, ai cũng hình dung ra hình ảnh một người lính của "nhân dân" với tinh thần khảng khái, luôn luôn rắn rỏi, hiên ngang, đầy sức chiến đấu. Nhưng sâu thẳm trong vẻ bề ngoài đó là một con người với trái tim yêu vô cùng mãnh liệt… Trong những tháng ngày của thời thanh niên sôi nổi, mặc dù bị cầm tù nhưng qua những cánh thư ông gửi cho người bạn gái có thể thấy được một tình yêu đẹp Phiđen dành cho người phụ nữ của đời mình đồng thời qua đó cũng thấy được lý tưởng cách mạng cao đẹp của một chiến sĩ cộng sản luôn sống vì đất nước và nhân dân.

Nati yêu quý ! Từ chốn lao tù này anh xin gửi tới em lời thăm hỏi ân cần. Anh luôn luôn nhớ và yêu em mặc dầu đã từ lâu anh chưa được tin tức gì về em. Anh đã nhận được bức thư thân yêu mà em nhờ mẹ anh chuyển cho anh và bao giờ anh cũng giữ nó bên mình. Nếu em đã đau khổ nhiều vì anh thì mong em biết rằng, anh rất vui lòng được hiến dâng cuộc đời mình cho danh dự và hạnh phúc của em. Mặc dầu cuộc đời này còn rất nghèo nàn, nhưng có những thứ bất diệt và vĩnh cửu như ký ức của anh về em và sẽ mãi còn lại với anh cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.

Ngày 5-1-1954

Nati yêu quý của anh!

Thật ra việc trao đổi thư từ giữa anh và em là một điều kỳ cục. Những lá thư của chúng ta giống những sinh linh có cuộc sống riêng của chúng. Chúng gặp gỡ ở đâu đó trên con đuờng đi của chúng mình và chia sẻ với nhau những bí mật và những vấn đề của chúng trước khi đến tay chúng ta. Và ai xui chúng ta nghĩ ra và viết những lời lẽ nồng nàn nhân ngày lễ Giáng Sinh? Và em có cảm thấy ở đây không thể không có sự thần giao cách cảm? Những bức thư của chúng ta trong bảy tuần lễ vừa qua đã vượt qua được những giai đoạn ban đầu, giai đoạn của sự giữ kẽ nhẹ nhàng và của cơn sốc đầu tiên do tình cảm bị kìm hãm quá lâu đồng thời cũng là giai đoạn thích ứng với hoàn cảnh và những người chung quanh. Cứ mỗi lần đọc thư của em anh lại càng thấy rõ rằng tạo hoá quả đã rất hậu hĩnh đối với em vì đã phú cho em trí thông minh với một tâm hồn (và tất nhiên cũng không quên ban cho em một hình dáng kiều diễm). Còn về những bức thư của anh thì anh viết cho em và chỉ để cho riêng em mà thôi. Và anh không quan tâm đến việc em sẽ định làm gì với chúng.

Em đề nghị anh giữ kín việc trao đổi thư từ giữa chúng ta. Em có thể tin anh trong chuyện này - anh mỉm cuời khi nghĩ tới điều đó. Bởi lẽ đến một lúc nào đấy thì tất cả mọi nguời cũng sẽ biết sự bí mật này.
Ôm hôn em, Phiđen của em.

Ngày 31-01-1954

Nati yêu quí của anh ! 
Trên đời này có một thứ mật ong không bao giờ đặc quánh lại - đó là điều bí ẩn trong những bức thư của em... Không hề gì, một thời gian nữa sẽ trôi qua trước khi anh có thể ôm chặt em vào lòng, chặt đến nỗi anh sẽ nắm chắc em như một bông hoa trong lòng bàn tay...

Ngày 9-2-1954

Nati muôn vàn yêu quí của anh! Em là một người đàn bà. Ðàn bà - đó là một cái gì dịu dàng nhất, trìu mến nhất có trên thế gian này. Không một món quà nào tặng nguời đàn bà lại có giá trị nếu như nó được tặng trong sự khinh bỉ đối với một người đàn bà khác. Và kẻ nào xử sự như vậy sẽ không xứng đáng với tình yêu của bất kỳ một người đàn bà nào trong số đó.

Người đàn bà trong trái tim đàn ông là cội nguồn của lòng ngưỡng mộ thiêng liêng bất khả xâm phạm.

Lý trí lạnh lùng như một tảng băng, còn niềm đam mê thì nóng bỏng như phím thạch: cái đầu tiên thật vô bổ trong vương quốc của tình cảm, còn cái thứ hai hoàn toàn có sức thuyết phục. Em rất dũng cảm và anh thích điều đó. Anh rất phấn khởi...Hãy viết thư cho anh bởi vì anh không thể sống thiếu em.

PhiĐen của em.

Trên đây chỉ là một vài trong số hàng trăm bức thư mà những người nổi tiếng đã gửi cho người yêu, cho vợ của mình, khi những bức thư này được công bố, mọi người đã có cái nhìn hoàn toàn khác về những "thần tượng" một thời của mình, hóa ra những con người nổi tiếng như vậy cũng có những khoảng lặng trong trái tim, hóa ra họ không hề "sắt đá" như vẻ bề ngoài mà trong sâu thẳm trái tim biết yêu đó là những "chàng trai đa cảm"…

(Còn nữa)
Thành Thân

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Tóm tắt 10 tật xấu của người Việt - Chân dung chính mình


Tóm tắt 10 tật xấu của người Việt - Chân dung chính mình

1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.

2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện
cuối cùng của sản phẩm).

4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.

5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)

6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.

7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện,khoe khoang, thích hơn đời).
8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.

9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.

10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)

[Sưu tầm]

************************************************** ************************************************** ****

1. Hay ồn ào nơi công cộng, chưa có ý thức tôn trọng người khác. Gặp nhau trên xe buýt, trên tàu, nhà ga… thường nói oang oang, coi như không có ai. Vào quán nhậu thì “một, hai, ba… dô !” Vui đấy nhưng ảnh hưởng người khác. “Sáng tạo”: đổi “bô” xe máy, đổi còi xe để tiếng nổ quái dị hơn. Hay làm ầm ĩ nơi cầu thang, nói chuyện tiếng to như cãi vã, nên mặt và cổ nổi đầy gân guốc…

2. Không có phong thái lịch sự khi giao tiếp, điệu bộ cử chỉ “quê mùa”. Khi nói chuyện thường không nhìn thẳng nên có cảm giác như muốn che giấu điều gì đó. Khi bắt tay quan trên hoặc người quan trọng thì cúi lưng rồi làm động tác “lật đật” ( dân Nhật hoặc dân Thái thì lại khác ). Chưa được mời đã sỗ sàng ngồi chễm chệ, nên thường ngồi sai vị trí theo ý muốn của gia chủ. Khi ngồi còn co chân lên ghế. Hay cười thì tốt nhưng nhiều khi cười rất vô duyên. Đa số không biết nện gót giầy, mặt ngẩng cao, sải bước dài. Tay lại hay vẩy tứ tung nên trông rất lận đận, ngay cả các người mẫu.


3. Không kiềm chế tốt nên hơi cãi vã là có thể dẫn đến đánh nhau, có khi còn rút cả dao ra đâm chém nhau trong khi vấn đề chẳng có gì nghiêm trọng. Đặc biệt người Việt hay sĩ diện hão, nhà chẳng có gì, thậm chí không có bộ bàn ghế, cốc chén ra hồn để tiếp khách, nhưng lại dốc hết tiền mua xe máy đẹp, điện thoại đẹp để khoe mẽ. Ngay ở một số thành phố lớn, nhiều người phương tiện sinh hoạt lạc hậu nhưng ra ngoài lại rất “oách”. Điệu bộ cử chỉ lời nói, hành động mâu thuẫn với hình thức.

4. Lúng túng, không tự nhiên trong ứng xử, nhất là các tình huống bất ngờ ( khác với sự chuẩn bị ). Rất ít người có tài hùng biện mà đa số phải giở giấy viết sẵn ra đọc, ngay cả đọc cũng vấp váp liên tục.

5. Bừa bãi, bạ đâu vứt đó mà ít tuân thủ nguyên tắc, quy định của cộng đồng. Như ăn chuối, ăn kẹo, kem, kẹo cao-su… tiện tay vứt xuống đường. Tham gia giao thông thì mạnh ai nấy chạy, coi mặt đường như của riêng mình. Khi không có cảnh sát, sẵn sàng bất chấp. Sai thì cố cãi bằng được, không được thì xin xỏ, không xin xỏ được thì giở trò đút lót…

6. Hay cậy thế nhờ vả họ hàng là quan chức, “thấy kẻ sang bắt quàng làm họ”. Sẵn sàng đút lót để đạt mục đích, không chú tâm rèn luyện chuyên môn mà tìm mọi cách chạy vòng vo mang tính khôn lỏi. Sẵn sàng chà đạp lên người khác để đạt mục đích nên rất nhiều quan có chức to nhưng bất tài. Cả xã hội lao vào con đường chạy chọt: Chạy vào trường điểm, thuê thi hộ, chạy vào cơ quan Nhà Nước nhiều lộc, chạy quyền chạy chức, chạy dự án, chạy quy hoạch… Người Việt rất khéo trong việc đút lót nên thường đã “đút” là thế nào cũng “thành công”.

7. Hay nói nước đôi lập lờ nên nhiều khi không biết đâu mà lần. Có nhiều người trong phòng nhưng hai người thì thầm nhỏ to, mắt liếc ngang liếc dọc như đang nói xấu ai đó. Đi đường hay rẽ ngang mặc dù đang thực hiện một việc khác, tệ “buôn dưa lê”cũng từ thói quen này mà ra. Khi nhìn cái gì lạ thường thì không biết kiểm soát hành động như: mồm há hốc, mắt thô lố…

8. Ưa nịnh, khi bị phê bình hoặc tố cáo thường tấn công lại chính người đã tố cáo phê bình mình mà ít khi tự xem mình sai lầm ở chỗ nào. Hay tìm cách đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm… Nhiều nhà văn chẳng có tác phẩm nào gây sự chú ý của độc giả mà chỉ suốt ngày mượn mặt báo để khích bác nhau, lại còn chơi chữ nữa chứ !

9. Thụ động, sức sáng tạo kém, khi ra bên ngoài do bị giáo dục một chiều, quen vâng lời. Phải mất một thời gian dài mới hòa nhập được. Có người hồi bé do hồn nhiên trong sáng nên làm thơ hay tuyệt, sau này trưởng thành không biết có phải vì được giáo dục nhiều “tính” quá nên nay viết dở.

10. Thích đủ thứ nhưng không muốn phải mất tiền ( cũng do nghèo nên hèn ? ) Đi nhà hát, xem ca múa nhạc kịch… là để các nghệ sĩ có điều kiện sống và phát triển nghề phục vụ lại công chúng, thế mà đa số lại thích ở nhà xem ti-vi miễn phí. Phần mềm máy tính thì chỉ săn Free, Crack, hoặc cùng lắm là “tải về bản dùng thử”. Con cái các quan giàu có là thế cũng cố cướp lấy tiêu chuẩn ưu tiên dành cho người nghèo, người giỏi. Ngay cả cựu Bộ Trưởng đi học cũng muốn được Free ( miễn phí ).

MAI VĂN KHÁCH
__________________
“...Khi bạn không thể đáp trả lòng tốt cho người nào đó, hãy làm điều tốt cho một người khác ”

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Ghen (thơ Hồng Thanh Quang)



Ghen (thơ Hồng Thanh Quang)
Em cách anh trăm ngàn hải lý/ Bốn đại dương và vô số con đường...

Em cách anh trăm ngàn hải lý
Bốn đại dương và vô số con đường
Em xa anh cả trong ý nghĩ
Khi em về cùng người ấy em thương
Sao anh lại bỗng dưng thực nhớ
Môi cong, mũi hếch, mắt em cười?
Cơn gió lạc như mang giùm hơi thở
Đêm không anh, đằng đẵng em ngồi...

Anh đã hứa: Em toàn quyền ứng xử
Anh kiêu căng thả hổ lên rừng
Cá gặp nước, tưởng mừng cho cá
Thế mà anh lại rượu rót không ngừng...

Trăng hỡi, chưa hết rằm trăng đã khuyết
Lá đang xanh, không gió cũng xa cành
Anh rất muốn em về với người hạnh phúc
Sao cứ mong chuyện ấy sẽ không thành???