Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Thức ăn bổ não


Blog EntryMay 13, '10 12:51 PM
by $♥*LITTLE DAUGHTER OF THE CREATOR*♥$ for group venuschildren
Thức ăn bổ não
 
 Ảnh: images
Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu là một trong các nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của bộ não, ảnh hưởng đến nhận thức và trí thông minh của đứa trẻ sau này. Ăn uống đầy đủ và cân đối sẽ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và trí não.
Có sức khỏe và một bộ não khỏe mạnh sẽ là cơ sở giúp con người sống tốt trong suốt cuộc đời. Muốn vậy, trẻ phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Thực phẩm & Đời sống đã ghi lại ý kiến của BS Huỳnh Kim Chi (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) về vấn đề này.

Sự phát triển của trí não
Não phát triển rất nhanh và sớm từ trong bào thai. Não trẻ bắt đầu phát triển ngay từ những tuần đầu với tốc độ kỷ lục, khoảng 250 ngàn tế bào/ phút trong ba tháng đầu đời. Đặc biệt, não tăng trưởng nhanh trong những tháng cuối của thai kỳ.
Sự thiếu hụt dinh dưỡng trong thời kỳ này dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Vì thế, khi mang thai, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài khẩu phần cần thiết, người mẹ cần ăn thêm 300kcal/ngày, trong đó, cần lưu ý các chất như sau:

- Chất đạm:
 Cần tăng thêm 15g/ngày, tức là khoảng 2 ly sữa hay 100 g thịt, cá( đã bỏ xương), một miếng đậu hũ 200g, 2 quả trứng…

Chất sắt: Trong khi mang thai, nhu cầu chất sắt tăng thêm 30%. Người mẹ nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt. Cung cấp đủ lượng sắt cần thiết trong bào thai sẽ phòng chống thiếu máu cho cả mẹ và con. Ngoài ra, chất sắt còn giúp giảm các tai biến sản khoa, giảm nhiễm trùng hậu sản, tránh tình trạng giảm chỉ số thông minh ở trẻ do thiếu máu gây ra.

Acid Folic: Đây là chất dinh dưỡng đặc biệt trong giai đọan mang thai vì nó cần thiết cho sự phân chia tế bào. Nếu người mẹ không được cung cấp đầy đủ sẽ dễ bị sảy thai và sinh ra trẻ có nguy cơ bị tật ống thần kinh ( chẻ đôi cột sống, không có hộp sọ…). Nhu cầu acid Folic lúc mang thai là 400 mcg/ngày.

Iốt: Cần thiết cho sự tổng hợp hormon tuyến giáp, là hormon cần cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Khi mang thai nếu người mẹ bị thiếu thì dễ sảy thai hay trẻ sinh ra có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, nặng hơn trẻ sẽ bị bệnh đần độn.

Trong những năm đầu đời, trẻ tăng trưởng và phát triển rất nhanh cả về thể chất và trí não, đặc biệt trong năm đầu tiên. Khi sinh ra, trọng lượng não chỉ nặng 350g, đến một tuổi là 900 g, hai tuổi bằng 80% não người trưởng thành, 6 tuổi đạt 100% kích thước và trọng lượng 1300 g của người lớn.

Thực phẩm bổ não

Dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là khi trong bụng mẹ và những năm đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng để giúp não phát triển và hoạt động tốt. Chế độ này cần cung cấp đầu đủ 4 nhóm thực phẩm.

Thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, và các loại đậu khác: cung cấp acid amin là các chất dẫn truyền thần kinh.

Chất béo là nguồn nhiệt lượng thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh của hệ thần kinh. Tham gia vào cấu trúc của màng tế bào thần kinh và chiếm 60% cấu trúc não. Các chất béo đặc biệt cần thiết cho não là:

Omega 3: có nhiều trong các loại cá: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá basa…

Omega 6: có nhiều trong hạt mè, hạt hướng dương, hạt bí đỏ…

Phospholipid: có nhiều trong lòng đỏ trứng và thịt nội tạng

Cholin: có nhiều trong lòng đỏ trứng, nước nho, bơ đậu phộng, gan, bông cải…

Chất bột đường: Não tiêu thụ rất nhiều năng lượng và năng lượng chính của não là đường, không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Nên hạn chế các loại đường hấp thu nhanh vào máu như nước ngọt, bánh kẹo, thức uống có đường. Nên ăn các loại đường hấp thu chậm như cơm, bánh mì, khoai củ, trái cây sẽ tốt hơn.

Vitamin và khoáng chất cũng là những chất cần thiết cho các chức năng cơ thể, nhất là trí não. Trong đó quan trọng là:

Vitamin nhóm BV: Vitamin B1, B5, B6 có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau. Vitamin B9 (acid folic) có nhiều trong lá rau xanh đậm, các loại hạt, bông cải, cam, bưởi, lòng đỏ trứng… Vitamin B12 có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa…Kẽm: có nhiều trong hàu, sò, cá và các loại hạt .

* Sắt: là chất cần thiết để tạo máu. Trẻ bị thiếu máu sẽ dễ bị mệt mỏi, dễ buồn ngủ trong giờ học, kém tập trung, trí nhớ giảm sút. Chất sắt có nhiều trong huyết, gan, thịt, các các loại rau xanh như rau dền, bồ ngót và các loại đậu. Iốt: có nhiều trong tảo, các loại hải sản.

Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và trí não. Trẻ khỏe mạnh và có bộ não khỏe mạnh sẽ ngủ ngon hơn và có trí nhớ tốt hơn. Khi chế biến thức ăn chúng ta cần phải lưu ý cho bà mẹ mang thai và cho bé ăn đa dạng, nhiều loại thực phẩm và hợp khẩu vị để giúp cho bé đạt được đầy đủ các dưỡng chất trên.

Bí quyết rèn luyện trí thông minh cho trẻ



Bí quyết rèn luyện trí thông minh cho trẻ
Trí óc của trẻ tiềm tàng khả năng học hỏi rất cao và cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định và đưa ra phương pháp rèn luyện cho trẻ.
Thời gian lý tưởng: Khi thai 5 tháng tuổi đến khi trẻ 5 tuổi
Khi trẻ càng nhỏ thì trí não càng dễ rèn luyện. Trí não của trẻ tự hình thành, phát triển thông qua những giao tiếp định hình trong việc phản ứng với những kích thích mà nó nhận được. Thai nhi bắt đầu biết phản ứng với âm thanh trong tháng thứ 5 của thai kỳ, khi mà thính giác của đứa trẻ được phát triển đầy đủ. Điều đó có nghĩa là, đứa trẻ sẽ được học từ khi còn trong bụng mẹ.

Sau khi sinh, não của trẻ sẽ tiếp tục phát triển thông qua việc phản ứng với thế giới xung quanh. Việc học sẽ nhanh hơn và chủ động hơn thời gian trước đó. Cha mẹ nên nói chuyện để trẻ tiếp xúc dần ngôn ngữ mẹ đẻ, điều này sẽ giúp chúng trẻ phát triển trí não tốt hơn.

Kích thích sự ham học hỏi của trẻ
Trẻ thích tìm tòi, khám phá mọi thứ quanh mình. Đừng gây áp lực cho trẻ bằng những bài kiểm tra và các kỳ thi. Đối với trẻ nhỏ, học hành phải thực sự thích thú và bạn hãy cố gắng tạo ra sự hứng thú đó cho trẻ bằng những trò chơi trí tuệ, nghe bài hát…

Khuyến khích trẻ tự tìm hiểu những thứ xung quanh mình
là một trong những cách giúp trẻ thông minh
 
Không áp đặt
Những điều thực tế thường rất quan trọng nhưng không phải là điều để ép buộc. Trên hết, những đứa trẻ của bạn phải cảm thấy hứng thú với quá trình học. Dạy chúng học chỉ khi chúng đã sẵn sàng và kết thúc trước khi chúng hết hứng thú.

Không được quên thời gian chơi cho trẻ
Trẻ nhỏ cần có thời gian khám phá thế giới xung quanh chúng, phát hiện và khám phá sự vật, tìm ra các quy luật tự nhiên. Con bạn nên dành phần lớn thời gian để hoạt động chân tay.

Nghỉ ngơi và thư giãn
Tránh đặt mục tiêu bắt con phải đạt yêu cấu quá cao. Hãy đặt ra thời gian học và lượng kiến thức hợp lý. Vì bất cứ lý do gì, các bậc phụ huynh không được để việc học như một áp lực cho cả bạn và trẻ nhỏ. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu của sự căng thẳng hãy cân bằng lại chương trình học một cách cần thiết.

Lựa chọn chương trình học phù hợp cho trẻ
Giờ đây, với sự giúp sức của công nghệ, những quyển sách, truyện, đĩa DVD, các chương trình phần mềm giúp các bậc cha mẹ không phải mất quá nhiều thời gian chuẩn bị bài học cho con mình.

Những đĩa chương trình hữu ích sẽ đóng một vai trò quan trọng. Bạn phải kiểm soát các chương trình tivi trẻ, tránh biến tivi thành “bảo mẫu” giúp bạn trông con. Bạn càng kiểm soát tốt các chương trình tivi thì càng có lợi cho con bạn.   
Nguồn: afamily